0909.055.286

[[tintuc]

Theo dự báo của IMF trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook), Trung Quốc sẽ vượt 56 quốc gia và vùng lãnh thổ khác về thu nhập bình quân đầu người trong vòng 25 năm kể từ năm 2000. Việt Nam cũng có sự thăng hạng mạnh mẽ trong giai đoạn này.


GDP bình quân đầu người trung bình năm của Trung Quốc tính theo ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 25.037 USD vào năm 2025, IMF dự báo. Với kết quả này, Trung Quốc sẽ vươn lên đứng thứ 70 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, tiến gần tới việc gia nhập nhóm 1/3 nền kinh tế giàu nhất thế giới.

Báo cáo kinh tế việt nam năm 2019
 Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế tăng thu nhập bình quân nhanh nhất châu Á - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người Trung Quốc sẽ cao hơn Argentina, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới cách đây 1 thế kỷ - giờ đang ngập trong nợ nần và khủng hoảng tiền tệ.

Ông Jim O’Neill - cựu Kinh tế trưởng Ngân hàng Goldman Sach cho biết, đến thập niên 2030, nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) có thể có tổng GDP lớn hơn cả G7 (nhóm 7 nước công nghiệp phát triển). "Kết quả đó sẽ chủ yếu nhờ Trung Quốc, một phần nhỏ hơn nhờ Ấn Độ", ông O’Neill chỉ rõ.

Bloomberg cũng chỉ ra nhiều phát hiện đáng chú ý từ dữ liệu của IMF, cho thấy những bước tiến lớn về thu nhập bình quân đầu người trong vòng 25 năm ở các nước Đông Âu và châu Á.

Turmenistan được dự báo là quốc gia duy nhất sẽ tăng hạng nhanh hơn Trung Quốc với 58 bậc trong giai đoạn này. Một số quốc gia khác cũng được dự báo có sự thăng hạng mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam, Armenia, Georgia, và Bangladesh.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam xấp xỉ 2.700 USD vào năm 2000, dự báo sẽ đạt 12.100 USD vào năm nay và tăng lên 16.100 vào năm 2025 (tính theo phương pháp PPP). Tức là GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng gấp gần 6 lần trong 25 năm.

Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á sẽ tăng gấp 6 lần trong 25 năm tới. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia Mỹ Latin, Caribbean, Trung Đông và Trung Á được dự báo chỉ tăng chưa đến hai lần trong cùng kỳ.

GDP bình quân đầu người của nhóm G7 được dự báo sẽ tăng từ 31.471 USD hiện tại lên 64.582 USD vào năm 2025. Theo dự báo Italy là nước duy nhất trong nhóm này tụt hạng từ vị trí thứ 21 vào năm 2000 xuống vị trí 35 vào năm 2025.

Mỹ về cơ bản sẽ không tụt hạng, đứng thứ 11 vào năm 2000, được dự báo sẽ đứng hạng 9 vào năm 2025. Trong khi đó, các nước láng giềng của Mỹ lại không khả quan, Canada được dự báo giảm 6 bậc xuống vị trí 24, Mexico giảm tới 26 bậc xuống hạng 77.

Nói chung, tốc độ tăng thu nhập các nước Mỹ Latin và Caribbean đều khá chậm trong giai đoạn này. GDP bình quân đầu người được dự báo giảm tại tất cả các nền kinh tế trong khu vực ngoại trừ Guyana.
Venezuela thậm chí không được đưa vào dự báo khi GDP bình quân đầu người năm 2020 giảm tới 36% so với năm 2000.

Haiti vẫn chưa phục hồi sau thảm họa động đất cách đây 10 năm, dù đã được rót hàng tỷ USD viện trợ. Haiti được dự báo sẽ xếp 183/191 nền kinh tế vào năm 2025, từ vị trí 159 vào năm 2000, và là nước có thành tích thấp nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc bán cầu Tây.

Các quốc gia vùng Vịnh, vốn là những nước giàu nhất thế giới hồi đầu thế kỷ, đã bị chững thu nhập do giá dầu giảm. Bahrain, Kuwait, Oman và Saudi Arabia đều được cho là sẽ rớt khỏi top 20.

Các quốc gia khác ở vùng Vịnh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và bất ổn chính trị. Libya, Syria, và Yemen đều chứng kiến thu nhập giảm mạnh. GDP của Lebanon giảm tới 25% trong năm 2020. Trong số các quốc gia trên thế giới có GDP bình quân đầu người năm 2025 giảm so với năm 2000, chỉ có 5 quốc gia không thuộc Trung Đông.

Vùng tiểu sa mạc Sahara, châu Phi cũng là một khu vực yếu kém của kinh tế thế giới, song vẫn có những điểm sáng. Năm 2000, khu vực này chỉ có Seychelles và Gabon có GDP bình quân đầu người vượt 10.000 USD, nhưng đến năm 2025 có thể có thêm 6 nền kinh tế nữa trong khu vực đạt mức thu nhập này.

Châu Á chính là khu vực có mức sống có sự gia tăng nhanh chóng nhất trong giai đoạn 25 năm 2000-2025.

GDP bình quân đầu người Trung Quốc tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2006, tiếp tục tăng gấp đôi vào thời điểm 2013, sẽ tăng gấp đôi thêm lần nữa trong thời gian đến năm 2024 - tương đương tăng bình quân 9,1% mỗi năm trong suốt 25 năm.

Macau và Singapore được dự báo sẽ lọt vào top 3 nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, bên cạnh Luxembourg. GDP bình quân đầu người của Singapore đã vượt qua Mỹ vào năm 2006 và được IMF dự báo đạt 115.445 USD năm 2025.

Trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 hoành hành, IMF dự báo chỉ có 4 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, gồm Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.

Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế khác được dự báo sẽ phục hồi khá nhanh. 5 quốc gia có số người tử vong do Covid-19 nhiều nhất (Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, và Anh), đều được dự báo sẽ hồi phục mạnh về thu nhập. 

Foxconn Quảng Ninh sẽ xuất khẩu 1 triệu ti vi và màn hình Made in Vietnam, thu về hàng nghìn tỷ đồng vào năm 2021

Theo Nhịp sống kinh tế

[/tintuc]
CHAT VỚI CHÚNG TÔI